Thưởng thức những món lẩu nổi tiếng ở châu Á
04/09/23
Khác với ẩm thực phương Tây, các món ăn châu Á thường được chế biến theo hướng đơn giản, tiện lợi, đặc biệt là tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn. Trong tất cả các món ăn, món lẩu châu Á có lẽ là thể hiển được đầy đủ những đặc điểm nói trên nhất.
Một nguyên liệu không thể thiếu làm nên linh hồn của món ăn chính là lá chanh Thái, nước cốt chanh Thái. Khi ăn lẩu, bạn sẽ cảm nhận được vị chua, cay, mặn, ngọt hòa quyện, bắt mắt với màu sắc đỏ của ớt, vừa ăn vừa xuýt xoa. Chính vì thế mà lẩu Thái đứng ở vị trí số 8 trong 50 món ăn ngon và phổ biến trên thế giới được CNN bầu chọn.
Nhiều khách du lịch rất thích thú với loại lẩu kim chi nổi tiếng với vị chua, cay hấp dẫn. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà, cay với sự kết hợp của các nguyên liệu như kim chi, nấm, đậu hũ tươi, thịt ba chỉ. Lẩu kim chi thường được dọn kèm cùng với cơm trắng và các món ăn phụ khác.
Lẩu Trùng Khánh thường phổ biến ở vùng Tây Nam, có nước dùng được ninh từ xương gà, xương bò. Đặc điểm là nước dùng ở đây rất cay, nhiều dầu và ớt và nước chấm gồm dầu mè, giấm, nước tương, bột ngọt… được pha chế theo tỉ lệ thích hợp.
Lẩu Quảng Đông lại được chế biến theo kiểu khác biệt, nước lẩu lại bằng cháo và hạt đậu xanh ninh nhuyễn. Nguyên liệu ăn kèm gồm các loại hải sản, thịt gà, thịt bò và các loại rau, củ.
Nếu miền Bắc thích lẩu vịt om sấu, lẩu riêu cua với hương vị thanh ngọt thì miền Nam lại ưa thích hương vị đậm đà hơn với lẩu cá kèo, lẩu mắm. Còn mảnh đất dài miền Trung nằm ven biển nên các món lẩu thường từ nguồn hải sản dồi dào như lẩu cá lóc, lẩu cá đuối…
Người Việt Nam ăn lẩu không thể thiếu các loại rau. Chính sự đa dạng của các loại rau như cải xanh, cải ngọt, cải cúc, rau muống, rau cần… đã mang đến hương vị ngon ngọt và thanh mát cho món ăn. Không nhiều dầu như lẩu Trung Hoa hay cay xé lưỡi như lẩu Thái, lẩu Việt thanh đạm, thường ăn kèm với bún tươi, tạo ra một món ăn dân dã, dễ chế biến, dễ thưởng thức.
Các món lẩu châu Á đều có đặc trưng riêng của mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung vẫn là một món ăn dễ thưởng thức, thơm ngon và hợp khẩu vị của nhiều người.
LẨU THÁI
Một nguyên liệu không thể thiếu làm nên linh hồn của món ăn chính là lá chanh Thái, nước cốt chanh Thái. Khi ăn lẩu, bạn sẽ cảm nhận được vị chua, cay, mặn, ngọt hòa quyện, bắt mắt với màu sắc đỏ của ớt, vừa ăn vừa xuýt xoa. Chính vì thế mà lẩu Thái đứng ở vị trí số 8 trong 50 món ăn ngon và phổ biến trên thế giới được CNN bầu chọn.
LẨU HÀN QUỐC
Nhiều khách du lịch rất thích thú với loại lẩu kim chi nổi tiếng với vị chua, cay hấp dẫn. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà, cay với sự kết hợp của các nguyên liệu như kim chi, nấm, đậu hũ tươi, thịt ba chỉ. Lẩu kim chi thường được dọn kèm cùng với cơm trắng và các món ăn phụ khác.
LẨU NHẬT BẢN
LẨU TRUNG QUỐC
Lẩu Trùng Khánh thường phổ biến ở vùng Tây Nam, có nước dùng được ninh từ xương gà, xương bò. Đặc điểm là nước dùng ở đây rất cay, nhiều dầu và ớt và nước chấm gồm dầu mè, giấm, nước tương, bột ngọt… được pha chế theo tỉ lệ thích hợp.
Lẩu Quảng Đông lại được chế biến theo kiểu khác biệt, nước lẩu lại bằng cháo và hạt đậu xanh ninh nhuyễn. Nguyên liệu ăn kèm gồm các loại hải sản, thịt gà, thịt bò và các loại rau, củ.
LẨU VIỆT NAM
Nếu miền Bắc thích lẩu vịt om sấu, lẩu riêu cua với hương vị thanh ngọt thì miền Nam lại ưa thích hương vị đậm đà hơn với lẩu cá kèo, lẩu mắm. Còn mảnh đất dài miền Trung nằm ven biển nên các món lẩu thường từ nguồn hải sản dồi dào như lẩu cá lóc, lẩu cá đuối…
Người Việt Nam ăn lẩu không thể thiếu các loại rau. Chính sự đa dạng của các loại rau như cải xanh, cải ngọt, cải cúc, rau muống, rau cần… đã mang đến hương vị ngon ngọt và thanh mát cho món ăn. Không nhiều dầu như lẩu Trung Hoa hay cay xé lưỡi như lẩu Thái, lẩu Việt thanh đạm, thường ăn kèm với bún tươi, tạo ra một món ăn dân dã, dễ chế biến, dễ thưởng thức.
LẨU MALAYSIA
Nguồn: St