Giỏ hàng

Ngắm xuân về trên tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

Ghé thăm Phượng Hoàng cổ trấn mang phong vị Trung Hoa ngàn năm tuổi hay chinh phục Trương Gia Giới được ví như Chốn thần tiên dưới hạ giới. Hay ngược dòng Trường Giang, tìm hiểu phong tục người Thổ Gia tại Nữ Nhi thành, thưởng thức rượu danh tửu Nữ Nhi Hồng… là những điều bạn không thể bỏ qua khi đến với tỉnh Hồ Nam dịp xuân này.

 

Là một tỉnh của Trung Quốc đại lục, khác với sự tráng lệ của Bắc Kinh, xa hoa của Thượng Hải, Hồ Nam là điểm đến khám phá cho mọi du khách, trải nghiệm tuyệt vời cùng thiên nhiên hùng vĩ. Phượng Hoàng cổ trấn, Phù Dung trấn hay Trương Gia Giới… là những địa danh bạn nhất đinh không được bỏ qua khi ghé thăm tỉnh Hồ Nam. 

 

PHÙ DUNG TRẤN - CỔ TRẤN NGHÌN NĂM TREO TRÊN THÁC NƯỚC

PHÙ DUNG TRẤN - CỔ TRẤN NGHÌN NĂM TREO TRÊN THÁC NƯỚC

Cách Trương Gia Giới (Trung Quốc) khoảng 80 km về phía tây nam, Phù Dung cổ trấn tọa lạc trên thác Vương Thôn, nép mình bên dòng Dậu Thủy. 'Cổ trấn treo trên thác nước' là cái tên quen thuộc mà du khách gọi nơi đây, bởi điểm cao nhất Phù Dung trấn. Cổ trấn này cao tới 927 mét và nơi thấp nhất 139 mét, nằm trải dài trên diện tích 42km2 của dãy núi Sùng Sơn huyền bí.

Người dân Phù Dung đặc biệt tôn trọng lối kiến trúc nhà cổ, nên những kết cấu cổ vẫn được bảo tồn, trong khi nhà xây mới vẫn theo phong cách kiến trúc xưa tạo thành một tổng thể đồng nhất, hài hòa. Trải qua bao biến động của lịch sử và thời gian, các ngôi nhà ở trấn cổ đã được tu sửa và xây mới, kiến trúc lâu năm nhất còn sót lại là nhà Thổ Vương với hơn 300 năm lịch sử.

Đến Phù Dung trấn, du khách sẽ thấy có nhiều đầu trâu và các vật dụng chế tác từ sừng như lược, trâm cài tóc, thìa... Là bởi trước kia, thời Ngũ Đại Thập Quốc (thế kỷ X), người Miêu đã hợp sức cùng người Thổ Gia trong cuộc giao tranh với người Hán (dân tộc đông dân nhất của Trung Quốc). Vua tộc Miêu lúc bấy giờ thường đội chiếc mũ sừng trâu, từ đó người Thổ Gia bắt đầu yêu mến và tôn sùng con vật này.

Ngoài du lịch, người dân địa phương còn phát triển một số làng nghề khác như trồng thảo qua, thịt hun khói, làm mỳ, chế tác sừng, thuốc lá cuốn... Từ xa xưa, người Thổ Gia đã nghĩ ra cách bảo quản thịt bằng cách ướp muối rồi phơi nắng hoặc treo gác bếp. Vì vậy, thịt hun khói từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống và đặc sản vùng này.

NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN NƠI CỔ TRẤN PHƯỢNG HOÀNG

NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN NƠI CỔ TRẤN PHƯỢNG HOÀNG

Nằm phía tây tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), Phượng Hoàng cổ trấn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Miêu, Hán, Hồi, Thổ Gia, với những phong tục và văn hoá đặc trưng. Trấn Phượng Hoàng có nét náo nhiệt, phồn hoa của những mái ngói cong cong, của dãy lồng đèn treo cao đỏ thắm vào ban ngày và soi sáng rực dòng Đà Giang vào ban đêm. Đó không phải kiểu hoa lệ ta thường nghĩ khi nói về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng chính là kiểu hoa lệ của một trung tâm chính trị, văn hóa phồn thịnh dưới thời Minh - Thanh.

Thời gian gần đây, Phượng Hoàng cổ trấn trở thành điểm dừng chân mơ ước của nhiều du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng và cảnh phố thị cổ kính, rêu phong của Trung Quốc thời xưa. Có người đến vì mê cảm giác “thoát tục”, muốn thử sống như trong phim cổ trang Trung Quốc. Có người đến chỉ mong tránh xa phố thị ồn ào, ngồi trên lầu cao thưởng một chén trà. Người khác lại chỉ tìm kiếm những câu chuyện lịch sử ẩn dưới tầng kiến trúc cũ xưa.

ĐIẾU CƯỚC LÂU (DIAOJIAOLOU)

✔  Điếu cước lâu (diaojiaolou)

Những tòa nhà cổ kính thường xuyên xuất hiện trong các bức ảnh du lịch là loại hình kiến trúc đặc trưng cho văn hóa địa phương: Kiến trúc Điếu cước lâu (diaojiaolou). Nhà kiểu điếu cước lâu chỉ có một nửa sàn tựa trên hàng cột chống xuống nước hay sườn núi. Độ dốc địa hình khiến các tòa nhà trông có vẻ xiêu vẹo, chênh vênh, nhưng thực chất lại rất vững chãi và an toàn. Ban đầu, điếu cước lâu là kiểu nhà sàn truyền thống của người Miêu và người Thổ Gia, xuất hiện nhiều ở vùng Tây Nam Trung Quốc.

Tuy nhiên, do các dân tộc thiểu số chung sống hòa hợp với người Hán tại Phượng Hoàng trấn, cách xây nhà ở truyền thống của họ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, dần dà biến đổi cho phù hợp với địa lý và xã hội khu vực, hình thành bản sắc riêng của cổ trấn.

MỀM MẠI DÒNG ĐÀ GIANG

✔  Mềm mại dòng Đà Giang

Vừa đặt chân đến Phượng Hoàng cổ trấn, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi một trời sắc xanh: xanh của vạt núi rừng ôm trọn lấy cổ trấn, xanh của mái ngói âm dương rêu phong cong vút, xanh của dòng sông Đà Giang êm ả, hữu tình.

Con sông xanh biếc vừa là nguồn nước chủ yếu của dân cư, vừa là tuyến giao thông đường thủy, vừa là điểm thu hút trong những bộ ảnh du lịch đẹp nao lòng của khách tham quan. Ngày trước, trấn Phượng Hoàng chỉ nằm vỏn vẹn một bên bờ sông, nhưng nhờ địa thế thuận lợi cho giao thương, phát triển mà dân cư ngày một sinh sôi, mở rộng ra cả hai bên bờ.

Dân cư, văn hóa nhờ dòng nước Đà Giang mà sinh sôi trù phú xuôi về phương Đông. Bản sắc địa phương đặc sắc nhất ở đây, bình dị nhất cũng ở đây. Vì thế, nếu muốn chiêm ngưỡng trọn vẹn Phượng Hoàng cổ trấn trong một khung cảnh, hãy đến với Đà Giang. Du khách có thể ngồi trên ban công vươn ra sông của một quán trà, vừa nhâm nhi trà thơm, vừa ngắm cuộc sống giản dị, bình lặng của đô thị cổ in bóng xuống mặt sông.

KHÁM PHÁ VĂN HÓA DÂN TỘC MIÊU

 ✔  Khám phá văn hóa dân tộc Miêu

Khung cảnh trầm mặc, trữ tình và văn hóa lịch sử lâu đời là lý do chính khiến du khách say mê Phượng Hoàng cổ trấn. Đến đây, bạn có thể di dạo trong những con ngõ nhỏ lát đá, chụp hình bên những cây cầu, dãy nhà cổ kính, dãy phố treo ô, đèn lồng đỏ rực, hay đi thuyền xuôi dòng Đà Giang... hòa mình với cuộc sống của người dân địa phương.

Không chỉ ngắm cảnh, bạn còn được tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo của dân tộc Miêu như truyền thống chế tác trang sức, đồ dùng bằng bạc. Cuộc sống bình dị thường nhật của người Miêu, Hán, Thổ Gia thời hiện đại ở Phượng Hoàng cổ trấn cũng là nét chấm phá tô điểm cho vẻ đẹp của thị trấn cổ.

HÙNG VĨ TRƯƠNG GIA GIỚI

 HÙNG VĨ TRƯƠNG GIA GIỚI

Trương Gia Giới nằm ở phía tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, nổi tiếng với cảnh quan hùng vĩ cùng những đỉnh núi kỳ lạ, các hẻm núi sâu, thác nước hay trụ đá khổng lồ và là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật hoang dã. Ngay cả khi không còn cầu kính để tham quan, du khách vẫn có thể trải nghiệm một Trương Gia Giới tuyệt đẹp với nhiều điểm đến hấp dẫn, đậm chất mạo hiểm.

THIÊN MÔN SƠN

✔  Thiên Môn Sơn

Núi Thiên Môn là một trong những ngọn núi tuyệt đẹp,đặc biệt và thú vị không kém khi đến Trương Gia Giới . Để lên được tới đỉnh, du khách phải đi hết con đường dài 11 km uốn lượn quanh núi. Con đường này khá dốc, tăng độ cao từ 200 m lên tới 1.300 m với 99 khúc cua ngoằn ngoèo . Tuy nhiên, cáp treo với 98 cabin và tổng phần nào giúp các bạn nhanh chóng đến gần hơn với “Cổng trời” .

Ngoài ra còn có cầu kính Skywalk- chiếc cầu này nằm sát vách núi Thiên Môn sẽ để lại cho bạn một cảm giác thú vị khi du lịch ở Trương Gia Giới cũng là sự hấp dẫn khiến bạn nên đến đây tham quan.

VỌNG THIÊN MÔN

✔  Vọng Thiên Môn

Sau 99 khúc cua ở đại lộ Thiên Đường Thiên Môn Sơn du khách sẽ đến với 999 bậc thang mà nhìn thôi cũng đã khiến nhiều người bỏ cuộc. Chỉ những ai thật sự có tinh thần thép có sức khỏe thì mới có thể vượt qua thử thách này. Khó khăn, tốn công sức là vậy nhưng những gì nhận lại sẽ không khiến bạn phải thất vọng.

Sau khi vượt 999 bậc thang du khách sẽ đến được với cổng trời Thiên Môn Sơn hay còn được gọi là Vọng Thiên Môn. Vọng Thiên Môn giống như tên gọi của mình, từ đây du khách có thể vọng cảnh Thiên Môn Sơn cũng như Trương Gia Giới một cách bao quát nhất.

TIỂU TIÊN CẢNH VŨ LĂNG NGUYÊN

✔  Tiểu tiên cảnh Vũ Lăng Nguyên

Khu danh thắng Vũ Lăng Nguyên nằm ở phía bắc thành phố Trương Gia Giới, là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất của tỉnh Hồ Nam và là một trong 40 địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc. Vũ Lăng Nguyên được ví như “cảnh tiên giới thu nhỏ” nhờ khung cảnh mê hoặc của các cột đá và vẻ đẹp tự nhiên của thung lũng, rừng, hang động, hồ nước và thác nước.

Vũ Lăng Nguyên được ví như là "cảnh tiên giới thu nhỏ"" và được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1992. Tên gọi Vũ Lăng Nguyên có nguồn gốc từ một bài thơ có tựa là "Đào nguyên hành" do một nhà thờ đời nhà Đường viết với nội dung ca ngợi cảnh vật nơi đây, trong đó có chữ Vũ Lăng Nguyên ý chỉ vùng đất này.

Năm 1982, công viên quốc gia Trương Gia Giới, thuộc khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên, được thành lập và trở thành công viên quốc gia đầu tiên ở Trung Quốc. Cảnh quan độc đáo của hơn 3.000 cột đá sa thạch tại Trương Gia Giới chính là nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim tạo nên dãy núi Hallelujah trong bộ phim Avatar năm 2009.

LẠC VÀO “TÂY LƯƠNG NỮ QUỐC” Ở NỮ NHI THÀNH

LẠC VÀO “TÂY LƯƠNG NỮ QUỐC” Ở NỮ NHI THÀNH

Ngược dòng sông Trường Giang về tỉnh Hồ Bắc, Nữ Nhi Thành là tên nơi cư ngụ của tộc người Thổ Gia, nơi còn lưu giữ nét văn hóa theo chế độ mẫu hệ xưa và là 1 trong 8 cổ trấn nổi danh của Trung Quốc. Nữ Nhi Thành là nơi tập trung văn hóa Thổ Gia, đồng thời cũng là thành phố trung tâm mua sắm, giải trí và trung tâm du lịch tại khu vực Vũ Lăng, là nơi xuất xứ của rượu “Nữ Nhi Hồng” nổi danh mà bạn thường bắt gặp trong những bộ phim kiếm hiệp Trung Quốc.

Nguồn: St

back to top